Tổng hợp kiến thức về cờ tư lệnh và hướng dẫn cách chơi chi tiết nhất

Có thể nói, Việt Nam được coi là cái nôi của rất nhiều thể loại đánh cờ giải trí với đa dạng thể loại cờ và cách chơi. Các loại cờ phổ biến phải kể đến như cờ gánh, cờ phó, cờ Toán Việt Nam,… Tuy nhiên, tựa cờ đặc biệt nhất không thể không nhắc đến đó là Cờ Tư lệnh do chính Đại tá, nhà văn Nguyễn Quý Hải người Việt Nam sáng tạo ra. Để thêm phần tự hào về cờ Việt, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1️⃣Cờ tư lệnh là gì?

Cờ tư lệnh được biết đến trong cộng đồng người chơi với cái tên Cờ súy hay cờ Quân sự  còn ở thị trường Quốc tế thì lại được gọi là Commander chess. Đây là một loại trò chơi sử dụng các quân cờ và bàn cờ để thực hiện các nước đi chiến lược để ăn quân cờ của đối phương. 

Đây không chỉ là một trò chơi mang tính giải trí cao mà còn có ý nghĩa về mặt văn hóa lịch sử rất lớn đối với người dân Việt Nam khi người nghiên cứu và sáng lập ra bộ môn này là một Đại Tá, tiểu đoàn trưởng pháo quân 130mm trong chiến dịch tiến công Quảng Trị năm 1972. 

Hơn thế nữa, đây là tựa cờ đã được Cục bản quyền tác giả văn học nghệ thuật, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam cấp bản quyền vào ngày 16 tháng 11 năm 2010.

Mục đích của ván cờ: Mỗi ván gồm 2 người chơi, mỗi người lựa chọn sử dụng 1 trong 2 bộ quân cờ xanh hoặc đỏ. Cả hai cùng tìm chiến thuật điều quân đi trên bàn cờ vẽ sẵn các ô để phá hủy thế cờ và mục tiêu chiến lược của đối thủ trên tiêu chí tuân thủ luật chơi được quy định sẵn. Đích đến cuối cùng mà người chơi cần đạt được để giành chiến thắng là tiêu diệt được quân Tư lệnh của đối phương. 

Công cụ chính được sử dụng trong trò chơi là Bộ bàn cờ và các Quân cờ được chia thành 2 màu xanh và đỏ 

✔️Bàn cờ

Tương tự như các hầu hết các thể loại game đánh cờ khác, bàn cờ tư lệnh Việt Nam có cấu tạo là một tấm bìa hình chữ nhật, được chia sẵn thanh 110  ô (tạo thành từ 11 đường dọc và 12 đường ngang)

Các thành phần được thể hiện trên bàn cờ gồm có:

  • Sông: là tập hợp các ô theo hàng ngang chính giữa bàn cờ. Thông thường, người ta ký hiệu Sông bằng các ô bàn cờ có màu xanh đậm. Sông được xem là ranh giới chia đôi bàn cờ thành 2 nửa, mỗi nửa được xem là địa phận của mỗi người chơi. 
  • Chiến tuyến: Là mỗi phần bàn cờ được ngăn cách bởi Sông. Mỗi Chiến tuyến là phạm vi hoạt động chính của mỗi người chơi.
  • Ngầm: Trên sông có hai vùng nước nông, dưới nền đá (được ký hiệu bằng các nét đứt hoặc dấu gạch chấm),quy định quyền lưu thông đi lại của các phương tiện khi qua sông. Người chơi không thể di chuyển quân cờ qua phần sông ngoài khu vực Ngầm – được xem là vùng nước sâu
  • Biển: Tập hợp 2 dãy các ô cờ bên góc trái hoặc phải của bàn cờ. Biển được quy ước là dãy chạy dọc suốt 2 chiến tuyến (được in màu xanh đậm tương tự như màu của Sông). Trên Biển sẽ có lực lượng hải quân tham gia chiến đấu
Cơ tư lệnh được tổ chức thi đấu thường xuyên cho mọi lứa tuổi

Cơ tư lệnh được tổ chức thi đấu thường xuyên cho mọi lứa tuổi

✔️Tọa độ bàn cờ

Để dễ dàng hơn cho người chơi trong việc đọc vị trí các quân trên Bàn cờ, người ta thường chia bàn cờ thành 2 trục tung (trục dọc) và trục hoành (trục ngang) nhằm xác định tọa độ quân cờ một cách chính xác và dễ dàng.

  • Trục tung: là trục nằm dọc theo bàn cờ, được đánh số từ 0 đến 11
  • Trục hoành: là trục nằm dọc theo bàn cờ, được đánh số từ 0 đến 10. 
  • Điểm gốc của hệ tọa độ: tương tự như gốc của hệ tọa độ Oxy, với vị trí gốc O trùng với tọa độ (0,0) được tạo từ 2 điểm của trục tung và trục hoành. 
  • Mỗi một giao điểm của 2 trục được xem là 1 tọa độ điểm của bàn cờ, với quy định đọc trục tung trước, trục hoành sau. Điểm gốc là (0,0) và điểm cao nhất là (11,10). Cách đọc và cách ghi tọa độ điểm là giống nhau. Ví dụ: điểm 2, 5 (đọc là hai năm); điểm 0,0 (đọc là không không),…

✔️Quân cờ

Quân cờ tư lệnh có hình dạng trụ tròn như quân cờ tướng. Bộ cờ sẽ gồm 38 quân cờ được chia đều thành 2 màu đỏ và xanh với số lượng bằng nhau (19 quân). Mỗi màu cờ lại gồm các quân có chức năng và số lượng giống nhau. Theo đó, trong 19 quân xanh và 19 quân đỏ sẽ bao gồm 11 quân đại diện cho các binh chủng hiện đại ngày nay, chỉ khác nhau về màu sắc còn ký hiệu hình vẽ lên mặt quân và cách đi và cách ăn quân đối phương thì hoàn toàn giống nhau. 19 quân gồm:

  • 2 quân bộ binh
  • 2 quân pháo binh
  • 2 quân công binh
  • 2 xe tăng
  • 2 cao xạ
  • 2 không quân
  • 2 hải quân
  • 2 sở chỉ huy
  • 1 tên lửa phòng không
  • 1 dân quận
  • 1 tư lệnh

Trong số 19 quân, 2 quân cờ sở chỉ huy chỉ đứng tại chỗ làm thành lũy, không có chức năng di chuyển và ăn quân đối phương. Trong số 11 quân cờ đại diện cho các binh chủng hiện đại thì có 10 loại quân là quân đơn và 1 loại còn lại là quân tổ hợp 3 trong 1 đó là hải quân, vì trên chiến hạm của hải quân có 3 loại hỏa khí: tên lửa hải đối hải (đối biển), pháo hạm (đối đất) và cao xạ (đối không).

Với đối tượng người chơi là học sinh tiểu học và cộng đồng người chơi chuyên nghiệp trực tuyến thì được chơi với đội hình quân cờ cơ bản rút gọn hơn. Bàn cờ tư lệnh cơ bản rút gọn sẽ giảm bớt mỗi bên 2 quân công binh, vậy mỗi bên sẽ chỉ sử dụng 17 quân để chiến đấu. 

2️⃣Lịch sử cờ tư lệnh

Khác với những loại hình đánh cờ khác, cờ Tư lệnh không chỉ là một game giải trí đơn thuần mà nó còn mang trong mình giá trị lịch sử cao quý khi là một trong những môn cờ Dân gian có nguồn gốc từ lâu đời tại Việt nam. Với xuất thân là tên gọi Cờ Súy hay cờ quân sự. 

Để rồi theo dòng thời gian, nó đã mang trong bình bề dày lịch sử không thua kém gì các tựa đánh cờ nổi tiếng khác khi nhiều lần được cải biên và khắc phục các thiếu sót trong cách chơi và cách thiết lập bàn cờ để có thể trở thành một tựa game cờ mang giá trị lịch sử văn hóa cao như hiện nay đó là cờ Tư lệnh. 

Theo đó, việc cải biên từ các nhược điểm sau đây đã giúp cho trò chơi cờ Súy dân gian được nâng tầm lên thành môn đánh cờ trí tuệ, hơn là trò chơi dựa vào phán đoán và may rủi. Bốn nhược điểm cơ bản của môn cờ này phải kể đến như sau:

  • Cờ Súy phản ánh ý thức hệ Tư tưởng coi trọng địa vị, chủ nghĩa cá nhân, dễ khiến người chơi liên tưởng đến các cuộc chiến quyền lực giữa các cấp, các bộ ngành. Đơn giản như cấp dưới thua cấp trên là bất bình đẳng, không thể phản ánh được điều gì nên không được công nhận.
  • Cờ Súy thắng thua chủ yếu theo mau rủi, không thể hiện được tính trí tuệ trong cách chơi;
  • Cờ súy không phản ánh được các vấn đề về Địa Lý, Lịch sử của dân tộc, không mang được hơi thở của thời đại.
  • Cờ Súy không có 1 bộ quy tắc, bộ luật chơi hoàn chỉnh được thống nhất trong cộng đồng người chơi.

Đến năm 2010, Cờ Súy được cải biên và đổi tên thành Cờ Tư Lệnh. Lý giải về cái tên này, cha đẻ của cờ Tư lệnh – Đại tá, Nhà văn Nguyễn Quý Hải chia sẻ rằng Tư lệnh là người trực tiếp chỉ huy mang lại thắng lợi cho quân ta trên chiến trường, các tướng là hàm kể cả các văn nghệ sĩ, một đất nước không thể thiếu các tư lệnh có tâm và có tầm đề bảo vệ hòa bình cho đất nước đó. 

Với ý nghĩa sâu sắc đó, cờ Tư lệnh ra đời và nhanh chóng được cấp Bản quyền sáng chế và trở thành một tựa cờ Việt Nam đầu tiên được truyền thông của Cộng hòa Liên bang Đức đưa vào chuyên mục phỏng vấn với tiến sĩ Rene Gralla – chuyên gia nghiên cứu cờ quốc tế.

Cờ tư lệnh nhìn chung có số quân và bàn cờ khá phức tạp, gây khó khăn cho người chơi mới nhưng lại là cơ hội tốt để người chơi vừa có thể giải trí vừa có thể rèn luyện trí óc. 

Cờ tư lệnh mua ở đâu

Bộ cờ do chính người Việt sáng tạo ra

Chính vì thế, Cờ tư lệnh nhanh chóng nhận được sự đón nhận nồng nhiệt trong cộng đồng. Hơn thế nữa, các cuộc thi đánh cờ Tư lệnh chuyên nghiệp cũng được mở ra từ cấp cơ sở đến cấp thành phố càng cho thấy được giá trị nhân văn và giáo dục sâu sắc của bộ môn đánh cờ này đối với người chơi cờ nói riêng và nhân dân Việt nam nói chung. 

Để làm nên tính cách mạng của Cờ tư lệnh, phải kể đến các yếu tố cơ bản như sau:

  • Cờ tư lệnh quy định ăn quân phải thế chỗ (tương tự như cờ tướng), ngoài ra cũng có thể ăn quân tại chỗ ở các tọa độ đặc biệt như ở Sông hoặc Biển;
  • Quy tắc cho quân Cao xạ và tên lửa phòng không là: quân ăn được cả mục tiêu dưới đất và trên trời. Máy bay sẽ bị cháy nếu bay vào không phận có vòng lửa của đối phương. Quy tắc ăn quân trong vòng lửa là quy tắc thế chỗ, 1 đổi 1.
  • Khi cần triển khai đánh nhanh, thắng nhanh, các quân có thể cõng nhau cùng tham chiến. Đến lượt đi của các quân trong tổ hợp quân đang cõng nhau vẫn có thể đi và ăn quân ở các hướng khác nhau.
  • Luật quân anh hùng. Khi người chơi có quân chiếu được quân tư lệnh của đối phương thì được phong là quân anh hùng. Được tăng khả năng chi chuyển và ăn quân lên 1 nấc – được đi và ăn cả đường thẳng và đường chéo 45 độ. Máy bay chiếu được tư lệnh đối phương sẽ thành máy bay tàng hình, bay qua vùng lửa của đối phương không bị cháy, ăn quân trong vùng lửa không cần tuân theo quy luật thế chỗ một đổi một.
  • Có dạng kết thúc cờ mở: Kết thúc nhanh (dạng chơi ngắn với thời lượng ván cờ từ 10 đến 15 phút) ngày khi ván cờ đã đạt đến mục tiêu chiến thuật mà người chơi đã đặt ra ở đầu trận (tùy là trận hải chiến, không chiến, tác chiến trên bộ…) Kết thúc chậm (lối chơi thông thường là 30 phút) cho đến khi tiêu diệt được tư lệnh đối phương hoặc hết thời gian quy định.
  • Cờ tư lệnh không đơn thuần là một trò chơi giải trí mà còn là một game đánh cờ đòi hỏi người chơi phải vận dụng trí tuệ của bản thân để xây dựng chiến thuật, chiến lược để đạt được mục tiêu cuối cùng là ăn được quân tư lệnh của đối phương. Hơn thế nữa, trò chơi này còn gắn liền với yếu tố địa lý thiên nhiên cũng như lịch sử dân tộc và hơi thở của thời đại.
Bộ cờ đơn giản và phổ biến nhất ở nước ta

Bộ cờ đơn giản và phổ biến nhất ở nước ta

3️⃣Nguyên tắc chơi cờ tư lệnh

Nguyên tắc chơi cơ bản của cờ tư lệnh là đối kháng giữa hai người chơi, một bên cờ xanh và một bên cờ đỏ. Theo K8Pro nhận thấy loại cờ này có nguyên tắc khá phức tạp nhưng lại cực kỳ cuốn hút.

Mỗi bên sẽ tự tìm ra cho mình 1 chiến thuật riêng và điều khiển quân cờ dựa vào chiến thuật đó trên cơ sở luật chơi được quy định sẵn để đạt được mục đích là làm thất bại mục tiêu chiến lược của đối phương hoặc chiếu và ăn được tư lệnh của đối phương. 

Chơi cờ tư lệnh chủ yếu tuân theo 2 nguyên tắc cơ bản là đi và ăn quân theo trục tọa độ hoặc theo đường chéo 45 độ. 

  • Nguyên tắc đi: Các quân có thể đi thẳng, đi ngang, tiến và lùi. Điểm đặc biệt ở game cờ này là các quân có thể cõng nhau đi (ví dụ như bộ binh lên máy bay hoặc máy bay đậu trên tàu chiến)
  • Nguyên tắc ăn quân: Có hai cách ăn quân là ăn quân phải thế chỗ, một quân lấp vào vị trí quân vừa bị tiêu diệt hoặc đứng tại chỗ ăn quân (chỉ áp dụng cho quân hải quân và quân trên bộ). Ăn được cả không quân và bộ binh 

Cờ tư lệnh có 3 kiểu chơi: 

  • Chơi dàn quân theo vị trí từng quân được quy định sẵn 
  • Chơi nâng cao: quân được bố trí theo chiến thuật riêng, được ngụy trang giấu bớt hoặc không cần giấu vị trí cho đến lúc cuộc chơi chính thức bắt đầu
  • Chơi theo dạng cờ người trong các Lễ hội

Cách kết thúc ván cờ có 2 dạng

  • Kết thúc theo từng trận: mỗi trận là cuộc đối đầu ở các địa phận khác nhau như không chiến, hải chiến, chiến tranh trên bộ hay đột kích thường kéo dài từ 10 đến 15 phút; 
  • Kết thúc theo dạng đấu tổng lực: chỉ kết thúc khi quân tư lệnh đối phương bị tiêu diệt, thời lượng của mỗi ván cờ dạng này là 30 phút. Đây là cách kết thúc được áp dụng chủ yếu trong đấu chung kết khi đòi hỏi cần tìm ra người thắng cuộc cuối cùng. 

Điểm đặc biệt hơn hết trong nguyên tắc chơi cờ tư lệnh đó là việc không gò bó và hạn chế sự sáng tạo của người chơi bởi hệ thống các luật chơi và lối chơi cố định mà thay vào đó, người chơi được tự do sáng tạo ra cách chơi cho riêng mình. 

Tùy thuộc vào tính cách mà mỗi người chơi có thể tự xây dựng cho mình một lối chơi cho riêng mình khi vận dụng linh hoạt các chiến thuật cơ bản của trò chơi là phòng ngự, phản công hoặc tấn công trực diện, lối chơi vu hồi hoặc người chơi cũng có thể lựa chọn chơi tấn công sâu vào địa phận và đánh tập trung vào điểm yếu của đối phương.

✔️Cách đi và ăn quân

Các quy định về đi và ăn quân trong cờ tư lệnh được chia ra theo vùng không gian của bàn cờ. Các vùng sẽ là mốc giới hạn di chuyển và ăn quân của một số quân cờ nhất định. Cụ thể được K8Vina chia thành 3 vùng là:

  • Vùng Biển – Sông;
  • Vùng Mặt đất;
  • Vùng Trên không
Cách ăn quân cờ súy

Cách ăn quân cờ súy

#Quân đi bộ

Bao gồm các quân cờ: Công binh, bộ binh, cao xạ và dân quân. Quy định các quân này chỉ được đi tiến, đi lùi, đi ngang hoặc đi thẳng, có thể hiểu là di chuyển tung hoành ngang dọc theo trục tọa độ của bàn cờ từng ô một.

Khi quân đi bộ có mục tiêu trên biển: Có thể đứng lại tại chỗ ăn mục tiêu trên biển cách 1 đoạn. Đặc biệt, các quân dân quân còn có quyền đi và ăn chéo góc 45 độ ngoài các quy tắc nêu trên.

#Xe tăng

Xe tăng được đi dọc và ngang theo trục tọa độ bàn cờ từ 1 đến 2 ô.

Khi nhắm đến các mục tiêu trên biển: ăn theo quy định, nhưng được đứng tại chỗ, không phải thế chỗ cho quân bị ăn.

#Pháo binh

Ngoài quyền đi và ăn thẳng dọc ngang theo trục, còn được đi và ăn chéo 45 độ từ 1 đến 3 ô, được quyền ăn vượt rào chắn.

Với tầm ngắm trên biển: Pháo binh được phép đứng bắn tại chỗ và ăn quân đối phương trên biển trong khoảng từ 1 đến 3 ô. Khi ăn quân trên bờ biển thì phải thế chỗ quân đó. 

#Tên lửa

Tên lửa hoạt động trên không nhưng được đi và ăn quân trên mặt đất, quân trên không theo vành đai hỏa lực có bán kính trong vòng 2 ô bàn cờ đổ lại theo trục tung hoành và một đoạn chéo góc 45 độ.

#Máy bay

Máy bay được quyền đi và ăn thẳng, ăn chéo 45 độ quân đối phương trong khoảng cách từ 1 đến 4 ô bàn cờ. Ngoài ra, còn được phép bay vượt rào chắn, được lựa chọn thế chỗ quân địch vừa bị tiêu diệt hoặc bay về trở lại vị trí sân bay của quân mình để tránh bị đối phương bắn hạ.

Máy bay ăn máy bay của đối phương thì buộc phải thế chỗ. Khi sơ ý bay qua vành đai hỏa lực cao xạ và tên lửa phòng không của đối phương thì sẽ bị cáy. 

Nếu mục tiêu nhắm đến của máy bay là tiêu diệt trận địa cao xạ và tên lửa phòng không của đối phương hoặc bất kỳ mục tiêu nào đó trong vành đai hỏa lực phòng không thì cả hai đều sẽ bị tiêu diệt, tức là 1 quân xanh đổi lấy 1 quân đỏ.

#Tàu chiến

Là quân cờ có thể cõng quân khác cùng di chuyển. Ví dụ như trên tàu có cao xạ, pháo binh hoặc tên lửa hải đối hải. Cao xạ được đi và ăn tuân theo quy tắc cơ bản như trên.

#Pháo binh

Khi hai quân tham chiến theo tổ hợp binh chủng tàu chiến và pháo binh: pháo trên tàu chỉ được đứng yên tại chỗ ngắm bắn và ăn các mục tiêu trên đất liền theo quy định áp dụng khi pháo binh tham chiến trên mặt đất. Trường hợp pháo binh trên tàu bắn và ăn được các quân dọc bờ biển, không đi qua khu vực đất liền, thì phải thế chỗ.

Tên lửa hải đối hải được đi và ăn dọc theo trục tọa độ của bàn cờ, được ăn chéo trong phạm vi từ 1 đến 4 ô đối với các mục tiêu trên biển và dọc bờ biển.

Tên lửa hải đối hải có mục tiêu chính là tàu chiến và khi ăn phải thế chỗ. Tàu chiến có thể đi vào đoạn sông sâu phía ngoài đoạn ngầm.

#Tư lệnh

Là quân cờ quan trọng nhất của mỗi đội quân nên quân cờ tư lệnh cũng có cách đi khác so với các quân còn lại. 

Cụ thể, quân tư lệnh không bị hạn chế khoảng cách ô được di chuyển theo chiều dọc hoặc ngang trục tọa độ thậm chí là vượt sông để sang bên kia chiến tuyến miễn là không vướng rào chắn. Tuy nhiên, chỉ được ăn quân trong phạm vi 1 ô cờ và không được đi chéo 45 độ. Đặc biệt, chỉ Tư lệnh mới có quyền đi vào sở chỉ huy.

Sở chỉ huy không được hiểu là cấm địa. quân Tư lệnh không phải chỉ đóng vai trò chỉ huy mà sẽ cùng tham gia sát cánh chiến đấu cùng các quân sĩ khác trên bàn cờ.

Hai tư lệnh không được đối mặt nhau. Người chơi nên tránh để lộ thân phận quân tư lệnh trước để tránh bị đối phương ăn quân tư lệnh của  mình và giành chiến thắng. Tư lệnh được ngồi trong xe tăng, máy bay để ngụy trang và giấu thân phận trước tư lệnh đối phương. 

Khi gặp phải tình huống cấp bách, tư lệnh được đi thẳng vào công sự, được lên tàu chiến ngoài biển, lên máy bay, xe tăng (không bao gồm các quân cờ khác)

#Sở chỉ huy

Đây là quân cờ chỉ đứng tại chỗ – chỉ đóng vai trò làm vật cản, không được đi và ăn các quân cờ khác. Tư lệnh khi cần có thể vào ẩn thân trong sở chỉ huy (chồng quân lên nhau)

Các quân công binh, xe tăng, pháo binh, máy bay… khi phát hiện ra sự hiện diện của tư lệnh đối phương đang ẩn nấp có thể phá hủy được sở chỉ huy để tiêu diệt tư lệnh đối phương khi tư lệnh đang trú ngụ trong đó. 

Tư lệnh đối phương vật cản chỉ có tác dụng cản trở các hỏa lực bắn thẳng như xe tăng và tên lửa nhưng không cản được pháo binh đường đạn hình vòm;

✔️Quy tắc ăn quân không phải thế chỗ

Ăn quân không phải thế chỗ nghĩa là chỉ đứng tại vị trí hiện tại đang đứng mà không cần tiến sát tới quân bị ăn. Quy tắc này xuất phát từ đặc điểm cấu trúc bàn cờ tư lệnh có vùng biển. 

Pháo binh trên tàu chiến được ăn quân trên bộ, được phép đứng tại chỗ ăn quân khi mục tiêu nằm sâu trong đất liền. Đối với các mục tiêu ở cự ly gần – nằm ngay trên bờ biển thì phải thế chỗ.

Các loại hỏa khí trên mặt đất ăn quân tàu chiến cũng được phép đứng tại chỗ ăn quân, không cần thế chỗ quân bị ăn đối với các tàu chiến đang đứng ngoài khơi xa bờ, ngược lại thì phải thực hiện thế chỗ.

Máy bay có thể ăn quân đối phương rồi quay lại sân bay của mình (thả bom) nếu cảm thấy vị trí nếu thế chỗ quân bị vừa bị bắn không an toàn. 

✔️Quy tắc vượt sông

Trên sông có hai đoạn ngầm – đoạn sông cạn mà tại đó, mọi phương tiện kể cả phương tiện hạng nặng đều có thể vượt qua. Ngoài hai đoạn sông ngầm nói trên – các vùng khác thuộc sông được hiểu là đoạn nước sâu. 

Các phương tiện được đi qua các đoạn sông sâu bao gồm: xe tăng, bộ binh, dân quân, tư lệnh và công binh. Các phương tiện được xem như hạng nặng như: cao xạ, pháo binh, tên lửa phòng không muốn cơ động qua các đoạn nước sâu thì phải được các quân công binh cõng. 

Đoạn cõng là từ bờ bên này sang bờ bên kia. Nếu vượt sông để ăn quân đối phương thì được quyền qua thế chỗ ở bất kỳ đoạn sông nào.  

✔️Quy tắc vùng cấm trên không

Quy rắc này thường áp dụng cho các phương tiện và binh chủng hoạt động chủ yếu ở không vận bao gồm: Cao xạ, tên lửa phòng không, máy bay,…:

  • Cao xạ tạo ra vành đai lửa có hình tròn nhỏ với bán kính bằng 1 đoạn thăng. Đây là vùng cấm di chuyển của các quân khác nếu không muốn bị ăn quân.
  • Tên lửa phòng không tạo ra vành đai lửa hình tròn lớn hơn so với cao xạ với bán kinh bằng hai đoạn thẳng.  Đây cũng là vùng cấm di chuyển đối với các quân cờ khác.
  • Dải hỏa lực phòng không của mỗi bên được tạo ra nhờ vành đai lửa của tên lửa phòng không, vành đai lửa của 2 quân cao xạ nhỏ trên mặt đất và 2 quân cao xạ trên tàu chiến.
  • Máy bay sơ ý bay qua vùng vành đai lửa tạo bởi cao xạ và tên lửa phòng không của đối phương sẽ lập tức bị cháy. Nếu máy bay đang nhắm đến mục tiêu diệt trận địa cao xạ và tên lửa phòng không của đối phương hoặc bất kỳ mục tiêu nào trong vành đai hỏa lực phòng không thì cả hai đều sẽ bị cháy. Tức là một quân xanh đổi một quân đỏ hoặc ngược lại. 

✔️Quy tắc anh hùng 

Quy tắc anh hùng là một trong những quy tắc mang tính cách mạng và nhân văn sâu sắc của trò chơi cờ tư lệnh. 

Theo quy tắc này, bất kỳ quân cờ nào khi có cơ hội được đối diện trực tiếp với quân tư lệnh của đối phương – tức là chiếu được tư lệnh của quân địch. Làm thất bại âm mưu ẩn nấp của tư lệnh địch và buộc quân đó phải chạy trốn thì đều được phong là quân anh hùng. 

Khi được phong thành quân anh hùng, các quy tắc đi và ăn quân của quân cờ đó cũng được nâng lên một cấp. Cụ thể, khoảng cách đi, ăn và tính điểm cho quân này đều được cộng thêm một đoạn bàn cờ (cộng thêm 10 điểm).

Ví dụ: Bộ binh có quy tắc đi và ăn quân là một ô bàn cờ nhưng khi được phong là quân anh hùng thì sẽ được cấp quyền ăn quân đối phương trong bán kính từ một đến hai ô bàn cờ. Xe tăng được đi và ăn trong phạm vi hai ô bàn cờ, khi được thành anh hùng thì sẽ được đi và ăn quân đối phương thêm một ô là ba ô bàn cờ.

Trường hợp đặc biệt, nếu máy bay chiếu được tư lệnh của đối phương và được trở thành quân anh hùng thì sẽ được nâng cấp lên chức năng máy bay tàng hình. Khi đó, máy bay có thể tự do di chuyển trên không phận và tha hồ tiêu diệt cao xạ, tên lửa phòng không của đối phương mà không bị cháy hoặc một đổi cho dù là ăn trong vùng vành đai hỏa lực.

Quân cờ cuối cùng đảm nhiệm chức năng bảo vệ tư lệnh cũng được phong là quân anh hùng và cũng được hưởng những quy tắc đặc biệt như trên mà không cần phải trực tiếp chiếu tư lệnh đối phương. Đây là những quy tắc góp phần làm nên sự đặc biệt và độc đáo trong cờ Tư lệnh, điều khó mà tìm được ở những tựa game đánh cờ khác.

✔️Quy tắc hành quân thần tốc

Trong các quân cờ đại diện cho các binh chủng hiện đại ngày nay trong cờ tư lệnh là quân tư lệnh, quân bộ binh và quân dân quân khi cần triển khai cơ động nhanh, thực hiện lối đánh tốc chiến tốc thắng thì có thể cưỡi lên quân xe tăng, quân không quân và quân tàu chiến (theo cách thức quân chồng quân).

Quân không quân có thể bay và đậu trên tàu chiến. Khi đó, tàu chiến sẽ trở thành sân bay.

Khi bộ binh cơ động cưỡi lên xe tăng, máy bay hoặc xe tăng máy bay đến đón bộ binh… thì phải mất một nước đi. Tương tự khi xe tăng và máy bay cơ động lên tàu chiến cũng mất một nước. 

Nhưng khi quân xe tăng, máy bay, tàu chiến đang cõng lên lên lưng các quân khác mà đến lượt đi tiếp thì các quân đang được cõng cũng có quyền đi và ăn theo các hướng khác nhau, nghĩa là có thể chỉ một nước đi tổ hợp quân đó có thể ăn vài bà quân của đối phương nhằm giảm thời gian của trận cờ xuống. 

✔️Quy tắc tính điểm trong cờ tư lệnh:

Cách tính điểm trong đánh cờ tư lệnh sẽ căn cứ vào khoảng cách đi và ăn quân. Cụ thể:

Bộ binh, công binh, cao xạ, dân quân tóc dài có quy tắc đi và ăn trong bán kính 1 ô bàn cờ thì khi tính điểm sẽ được tính là 10 điểm.

  • Xe tăng, tên lửa phòng không có bán kính di chuyển là 2 ô bàn cờ thì được tính là 20 điểm:
  • Pháo binh: quy tắc đi và ăn là 3 ô bàn cờ, điểm được tính là 30 điểm;
  • Máy bay: 40 điểm;
  • Tàu chiến cõng thêm tên lửa, cao xạ và pháo binh được cộng điểm là tổng điểm của 3 vũ khí: 10 điểm (cao xạ) + 30 điểm (pháo binh) + 40 điểm (tên lửa hải đối hải) = 80 điểm;
  • Quân tư lệnh: 100 điểm
Bộ cờ tư lệnh ngày càng được đầu tư đẹp mắt thu hút nhiều người chơi trên thế giới

Bộ cờ tư lệnh ngày càng được đầu tư đẹp mắt thu hút nhiều người chơi trên thế giới

4️⃣Hướng dẫn chơi cờ tư lệnh

K8US sẽ hướng dẫn bạn các bước cơ bản của trò chơi cờ tư lệnh như sau:

  • Bước 1: Người chơi lựa chọn 1 trong 2 màu cờ xanh hoặc đỏ. Tiếp theo tiến hành xác định người chơi có quyền đi trước.
  • Bước 2: Bố trí các quân cờ theo vị trí tọa độ được quy định sẵn cho chức năng của mỗi quân (khi chơi theo lối cơ bản) hoặc tự sắp xếp vị trí các quân và có thể giấu vị trí đó hoặc không (khi chơi theo lối nâng cao)
  • Bước 3: Hai bên dựa theo ý đồ chiến thuật mà mình tự xây dựng bằng việc bí mật bố trí các quân cờ ở Bước 2 tiếp tục tổ chức các lần tiến công, di chuyển của các quân cờ trên bàn cờ. Tùy thuộc và tình huống thực tế diến ra trên bàn cờ mà người chơi sẽ có những ứng biến linh hoạt trong cách chơi và cách điều quân. Miễn sao nhanh chóng đạt được mục tiêu là tiêu diệt được Tư lệnh của đối thủ. Lượt chơi được tuần tự thực hiện giữa 2 người chơi.
  • Bước 4: Ván cờ kết thúc khi có 1 trong 2 tư lệnh của quân xanh hoặc đỏ bị tiêu diệt hoặc kết thúc sau khi đến thời gian quy định sẵn).

 5️⃣Các quy tắc khác trong cách chơi

✔️Quy tắc thi đấu

Với ván chơi đầu tiên giữa 2 người chơi, sẽ sử dụng các hình thức như oẳn tù tì, rút thăm để lựa chọn người chơi có quyền đi trước. 

Từ ván thứ 2 trở đi thì quyền đi trước sẽ thuộc về người thua của ván trước. Đây cũng được xem là một trong những yếu tố góp phần tạo nên tính nhân văn của cờ tư lệnh khi mang tinh thần thượng võ của dân tộc Việt Nam ta vào trong game cờ này. 

Riêng đối với các trận thắng tuyệt đối, tức là tiêu diệt được tư lệnh đối phương thì ngoài số điểm theo tính dựa vào số quân ăn được, người thắng cuộc còn được cộng thêm 100 điểm thưởng và được phong hàm siêu Tư lệnh

Với các người chơi lâu năm, thông thường họ sẽ hướng đến lối chơi hiệu quả sao cho hạn chế tối đa số quân bị ăn mà vẫn giành chiến thắng. Từ đó, qua quá trình rèn luyện, người chơi có thể rút ra cho mình những kinh nghiệm và nước chơi cũng như các thế cờ chiến lược. 

Cờ tư lệnh không chỉ là một game bài đổi thưởng đánh cờ giải trí thông thường mà còn đòi hỏi người chơi cần có cái nhìn có chiều sâu và toàn diện để có thể tiên lượng được thế cờ của đối phương. 

Ngoài ra, tính linh hoạt trong lối đánh và tính nhay nhạy trong phán đoán cũng cần có ở người chơi cờ tư lệnh nhằm giải quyết các tình huống phát sinh khi đoán sai hoặc đoán không được ý đồ của đối phương. 

✔️Quy tắc kết thúc

Như đã giới thiệu ở trên, người chơi cờ tư lệnh có thể lựa chọn và thống nhất với nhau một trong hai cách kết thúc ván cờ là: kết thúc sau từng chiến trận hoặc kết thúc bằng trận chiến tổng lực. Các quy định cụ thể của hai cách kết thúc như sau:

#Kết thúc sau từng chiến trận

Thời gian quy định của cách chơi này thông thường tối đa là 15 phút, điểm cho đội thắng sau 15 phút là 100 điểm và có thể sớm hơn nếu như một trong những chiến trận kết thúc sớm. Nếu sau 15 phút không bên nào có chiến trận kết thúc thì thắng thua sẽ được tính dựa trên điểm quân ăn được của mỗi bên. Trong hội thi thường phải mất hai đến ba ván cờ để phân thắng thua. Các quy định kết thúc mỗi trận trong thời gian trước 15 phút như sau:

  • Trận hải chiến khi một bên mất cả hai tàu chiến;
  • Trận không chiến khi một bên mất cả hai máy bay;
  • Trận chiến tranh trên bộ khi một bên mất hết hai bộ binh, hai xe tăng và hai pháo binh
  • Trận đột kích khi một bên mất tư lệnh

#Kết thúc bằng trận chiến tổng lực

Nghĩa là ván cờ kết thúc khi một bên bị tiêu diệt tư lệnh. Thời gian tối đa của kiểu chơi này là 30 phút. Thông thường, hai người chơi phải thi đấu 2 lượt gồm lượt đi và lượt về để tìm ra người thắng cuộc cuối cùng. 

Trường hợp quá 30 phút mà vẫn chưa hạ được tư lệnh của đối phương thì áp dụng quy tắc tính điểm quân cờ ăn được để phân định người thắng của mỗi lượt chơi. Lối chơi tổng lực thường được áp dụng trong các trận chung kết cờ tư lệnh. 

Cờ tư lệnh không chỉ là một game đánh cờ giải trí thông thường mà đã được xem là một trong những game thể thao trí tuệ của Việt Nam. Với việc mang trong mình giá trị nhân văn và tính cách mạng sâu sắc, cờ Tư lệnh đã và đang được đầu tư mở rộng trong cộng đồng chơi cờ hiện nay. Loại hình chơi cờ này cũng được anh em K8VN rất yêu thích.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà nhà cái K8Vui chia sẻ về game cờ độc đáo và hấp dẫn này. Hy vọng, thông qua bài viết trên, người đọc sẽ và hiểu và yêu thêm về cờ Việt Nam nói chung và cờ Tư lệnh nói riêng. 

Tôi là Chloe của K8 Vui. Hiện là biên tập viên các bài viết về nhà cái K8 và tổng hợp mẹo - kinh nghiệm chơi các game bài online của casino thuộc K8.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

error: Xin Đừng COPY, Hỡi Người AE Thiện Lành !!!